Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Halal
Thị trường các nước Hồi giáo là một thị trường tiềm năng đang bị các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ngỏ. Để gia nhập được thị trường này, mỗi doanh nghiệp cần đạt được tiêu chuẩn halal hay còn gọi là giấy chứng nhận halal.
Khái niệm halal
Halal theo tiếng Ả rập có nghĩa là hợp quy hay hợp pháp (được phép) nói về quy chuẩn tôn giáo mang tính phù hợp về chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi; hợp pháp ở đây phải theo tiêu chuẩn của Kinh Qur’an. Theo người Hồi giáo, halal không đơn thuần là tiêu chuẩn trong các lĩnh vực thực phẩm hay thuốc chữa bệnh mà còn bao quát các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, chính trị – xã hội.
Vậy chứng nhận halal là gì?
Chứng nhận halal là một loại chứng chỉ xác nhận sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về thành phần; và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an; và luật Shriah của người Hồi giáo.
Tiêu chuẩn được dùng làm chuẩn mực đánh giá Chứng nhận halal là các hướng dẫn của MUI – Indonesia; JAKIM – Malaysia, GSO và các hướng dẫn của các tổ chức quốc tế khác.
Các sản phẩm đạt chứng nhận halal được chia thành 4 loại
- Thực phẩm và đồ uống (không gồm rượu bia, chất có cồn)
- Thuốc chữa bệnh
- Mỹ phẩm
- Thực phẩm chức năng
- Các sản phẩm từ thịt bò, gà, dê, cừu,.. tuy không thuộc danh mục cấm nhưng việc giết mổ; và bảo quản phải tuân theo đúng nghi thức đạo Hồi thì mới được cấp phép dán tem halal
Các tiêu chuẩn về chứng nhận này không chỉ liên quan đến nguyên liệu của sản phẩm mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất; chế biến, đóng gói, nhãn bao bì, bảo quản và phương thức vận chuyển.
Sản phẩm không đạt chứng nhận halal
Bạn có thể kiểm tra sản phẩm đạt chứng nhận thông qua bao bì; các thông tin được niêm yết công khai từ nhà sản sản xuất. Tuy nhiên để thuận tiện hơn thì bạn có thể tham khảo nhanh các loại sản phẩm nằm ngoài tiêu chuẩn dưới đây:
- Tất cả các sản phẩm được chế biến từ thịt chó và thịt lợn
- Thịt của động vật lưỡng cư: cá sấu, ếch,…
- Máu, các bộ phận thuộc cơ thể người
- Đồ uống có cồn
- Các chất phụ gia: men, chất nhũ hóa. gelatin
Lợi ích từ chứng nhận halal
Tốt cho sức khỏe người dùng
- Các tiêu chuẩn halal được xem là phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của nhiều quốc gia trên thế giới; đó là: cấm sử dụng hóa chất, phụ gia gây hại đến sức khỏe con người
- Các tiêu chuẩn về thực phẩm halal luôn loại bỏ những phụ gia độc hại; chất gây nghiện, những loài thủy hải sản nguy hiểm,… ra khỏi quy trình chế biến. Vì vậy có thể loại bỏ những nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm; giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dùng
Mở rộng thị trường tiêu thụ
- Chứng nhận halal giúp người dùng có thể mua các sản phẩm an toàn; được đảm bảo không chứa bất cứ hóa chất gì. Qua đó có thể đẩy mạnh khả năng tiêu thụ
- Ước tính đạo Hồi chiếm khoảng 25% dân số trên thế giới và có thể tăng lên 30% vào năm 2025 nên nhu cầu về thực phẩm; và sản phẩm halal của các nước ngày càng gia tăng
- Hiện nay với thị trường toàn cầu hóa; ngày càng mở rộng thì tiềm năng sản phẩm halal không chỉ còn giới hạn ở các nước Hồi giáo nữa. Dự kiến đến năm 2025, sản phẩm này sẽ chiến 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu dùng trên toàn thế giới
- Hầu hết các nguyên liệu có nguồn gốc từ thủy hải sản và thực vật đều là halal. Mà Việt Nam là nước có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp; và thủy hải sản nên tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo là rất lớn. Giấy chứng nhận halal chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào các quốc gia Hồi giáo; và những vùng lãnh thổ có người Hồi giáo.
Quy trình cấp giấy chứng nhận halal tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình cấp giấy chứng nhận halal. Pháp luật của các nước Hồi giáo cũng không có sự đồng nhất về quy trình kiểm định; kiểm nghiệm để cấp giấy. Vì vậy tùy theo từng thị trường xuất khẩu; Cơ quan kiểm nghiệm halal sẽ áp dụng theo từng quy trình riêng biệt.
Có 3 chương trình cấp giấy chứng nhận được phổ biến tại Việt Nam như sau:
- Chương trình JAKIM : có thể xuất khẩu sang tất cả các quốc gia Hồi giáo trừ Indonesia và GCC
- Chương trình GCC: chỉ áp dụng với các quốc gia GCC
- Chương trình MUI: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước Hồi giáo trừ Indonesia, Malaysia và GCC
Quy trình đánh giá theo mỗi chương trình đều có sự tương đồng nhất định cụ thể:
- Nộp hồ sơ đến các tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận halal
- Xem xét thẩm định về mặt hồ sơ và tại hiện trường sản xuất
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận hoặc thông báo về việc bị từ chối chứng nhận
Với những thông tin cơ bản trên đây, H2T Food hy vọng độc giả đã phần nào hiểu được chứng nhận halal là gì và ý nghĩa của nó. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua website: https://h2tfood.vn/ hoặc hotline 0931 832 932 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn.
Bình luận