Cơm tấm – từ món ăn bình dân đến tinh hoa ẩm thực Sài Gòn

Từ lâu, Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến là một quốc gia có nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Ở Hà Nội nổi tiếng với phở, bánh cuốn Thanh Trì. Xuôi về xứ Nghệ có bún lươn, cháo lươn,… Xứ Huế mộng mơ thì nổi tiếng với món bún bò, bánh canh, bánh bột lọc,… Sài Gòn cũng vậy, cũng nổi tiếng với một nền ẩm thực vô cùng phong phú. Nếu ai đã từng ghé qua Sài Gòn mà chưa từng thử qua món cơm tấm thì hẳn là một thiếu sót lớn. Vậy món ăn này có gì đặc biệt, hãy cùng H2T FOOD đi tìm hiểu nhé.

Cơm tấm - từ món ăn bình dân đến tinh hoa ẩm thực Sài Gòn

Hành trình ra đời của món cơm tấm.

Cơm tấm lần đầu xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ giai đoạn chế độ xã hội cũ; trong thời kỳ Mỹ xâm lược Sài Gòn. Từ thuở xa xưa, cơm tấm là món ăn dành cho tầng lớp xã hội nghèo; hoặc sinh viên không có nhiều tiền trang trải cuộc sống. Món này được nấu từ những hạt gạo tấm thừa, được để lại và tận dụng để nấu thành cơm, ăn cùng một số đồ ăn thừa để chống đói. Đây cũng chính là lý do vì sao cơm tấm phải nấu từ loại gạo tấm mới đúng vị và thơm ngon.

Ngày nay, cuộc sống trở nên sung túc hơn, cơm tấm cũng được cải biến ngon và hấp dẫn hơn nhiều. Vẫn là loại gạo tấm đặc trưng nhưng được kết hợp cùng sườn nướng; trứng ốp la, đồ chua và sốt mỡ hành béo ngậy. Tất cả hòa trộn với nhau tạo nên một hương vị đặc biệt không thể nhầm lẫn.

Cơm tấm – một hương vị rất riêng không thể trộn lẫn.

Cơm tấm Sài Gòn vì được nấu hạt cơm tấm nhỏ nên khi ăn sẽ có cảm giác hơi khô; không được mềm dẻo khi nấu. Cơm có độ tơi nhất định và màu cơm hơi trắng đục. Đây cũng chính là nét đặc trưng và cũng là nguồn gốc tên gọi cơm tấm Sài Gòn.

Cơm tấm khi ăn ta sẽ nghe được vị ngọt, độ xốp và mùi thơm của hạt gạo tấm. Kết hợp cùng miếng sườn nướng đậm đà; miếng trứng ốp béo ngậy và ăn kèm một chút đồ chua ăn kèm. Ngoài sườn nướng thì cơm còn được ăn cùng nước mắm chua ngọt. Vị nước mắm mặn ngọt ăn kèm với đồ chua, rưới lên miếng sườn nướng tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Nguyên liệu cho món cơm tấm Sài Gòn trọn vị

Nguyên liệu cho món cơm tấm Sài Gòn trọn vị.

Nguyên liệu chính làm cơm tấm.

  • 400g gạo tấm.
  • 500g sườn cốt lết đã được cắt miếng vừa ăn. 
  • 100g bì heo.

Một số nguyên liệu ăn kèm cơm tấm.

  • 1 quả cà chua chín.
  • Dưa leo.
  • Trứng ốp la.
  • Chả.
  • 150g của cải trắng.
  • 150g cà rốt.

Các bước làm món cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn.

Bước 1: Sơ chế phần sườn cốt lết.

Sườn heo là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau. Do đó, các bà nội trợ thường có thói quen mua sườn heo đông lạnh để dùng dần. Nhưng nếu bạn thích độ tươi ngon của một miếng sườn cốt lết hơn thì nên chọn mua thịt heo ở các cửa hàng thực phẩm uy tín, siêu thị,…

Sườn cốt lết khi mua về đem đi rửa qua với nhiều lần nước muối, đảm bảo độ sạch hoàn toàn. Dùng chày đập bề mặt sườn cho miếng sườn được mỏng phẳng và thịt mềm hơn khi nướng. Nếu mua phải phần sườn cốt lết bạn chọn bị nhiều mỡ thì bạn có thể lọc bớt ra để phi với mỡ hành.

Bước 2: Ướp sườn cốt lết. 

Sử dụng hành tím, tỏi đập dập, băm nhuyễn để sườn dễ ngấm. Ướp sườn với 1 muỗng canh, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng nước tương, 1/5 muỗng cafe muối , ½ muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng canh đường thốt nốt ( nếu không thích vị ngọt gắt có thể thay thế bằng mật ong), 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn và 1/3 muỗng cafe tiêu xay, cùng với đầu hành, tỏi, hành tím đã băm. Matxa miếng sườn để gia vị được ngấm đều. Ướp sườn trong thời gian khoảng 2 tiếng. Chú ý, ướp sườn càng lâu thì sườn sẽ càng ngon và dậy vị.

Ngoài cách ướp sườn trên, bạn có thể tham khảo 5 cách ướp sườn cốt lết nướng khác vẫn đảm bảo độ mềm thơm

Bước 3: Nấu cơm tấm.

Nấu cơm tấm.

Lấy phần gạo tấm ra vo sạch, thêm nước vào nấu như bình thường.

Bước 4: Nướng sườn đã ướp

Nướng sườn đã ướp

Bạn có thể nướng sườn trên than củi hoặc bằng lò nướng điều kiện. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nướng sườn trên bếp than củi vẫn là ngon nhất. Khi nước sườn nên canh cho độ chín vừa đủ; giữ được độ mềm của sườn, không để quá cháy hoặc quá khô.

Xem thêm: Những món ăn ngon từ sườn cốt lết hấp dẫn

Bước 5: Làm phần đồ chua ăn kèm

Cà rốt và củ cải trắng hãy gọt vỏ, rửa sạch, bào thành sợi nhỏ. Đổ ra chén khoảng 100ml giấm gạo và thêm vào đó 3 muỗng đường cùng nửa muỗng muối. Khuấy đều cho đến khi tan hết, sau đó đổ tô cà rốt và củ cải đã bào. Trộn nguyên liệu với hỗn hợp đến khi ngấm và để trong vòng 1h.

Dưa leo và cà chua: cắt thành các miếng mỏng vừa ăn. H2T FOOD dưa leo không nên gọt vỏ, chỉ ngâm nước muối để giữ được độ giòn

Bước 6: Làm nước mắm chua ngọt chấm sườn

Làm nước mắm chua ngọt chấm sườn

Sử dụng nửa chén nước. Thêm vào đó 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm; khuấy đều tay đến khi tan hết đường thì cho thêm tỏi, ớt băm.

Bước 7: Trình bày và thưởng thức đĩa cơm tấm

Xới cơm tấm ra đĩa, thêm sườn đã cắt, có thể ốp thêm trứng để ăn cùng. Bày các món chua lên đĩa để ăn cùng. Rưới mỡ hành cùng một chút nước chấm chua ngọt lên cơm và thưởng thức.

Như vậy, ở bài viết trên, H2T FOOD đã giới thiệu đến bạn món cơm tấm– tinh hoa ẩm thực người Sài Gòn. Hi vọng, sau khi đọc, bạn sẽ hiểu hơn cũng như làm thành công món cơm tấm để cả gia đình cùng thưởng thức. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì; hãy liên hệ với chúng tôi qua 0931.832.932 hoặc liên hệ qua website: https://h2tfood.vn/ để được giải đáp.

Bình luận

Trang chủ Danh mục Facebook Zalo Tài khoản